Những điều nên và không nên trong đàm phán lương
Đừng bao giờ nói “Đồng ý” ngay sau khi nhận được thư mời làm việc: Ngay cả khi bạn rất phấn khích với thư mời làm việc cũng đừng bao giờ trả lời
1
Những điều nên làm:
• Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương hiện tại và mức lương mong muốn, bạn hãy chia sẻ về điều đó. Nếu bạn muốn một mức lương cao hơn hẳn so với mức lương hiện tại, bạn hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh thị trường đang trả lương cao hơn cho vị trí của bạn và bạn cũng mong muốn nhà tuyển dụng trả cho bạn mức lương tương ứng.
• Hãy lên một danh sách bao gồm mọi thứ bạn mong muốn: lương, phúc lợi, đào tạo, các cơ hội thăng tiến, thời gian nghỉ phép… So sánh bản danh sách này với thư mời làm việc. Bạn hãy quyết định mục nào quan trọng hơn đối với bạn. Sau đó quyết định yêu cầu cái gì. Hãy nhớ rằng bạn không thể nào yêu cầu mọi thứ bạn muốn.
• Hãy yêu cầu nhiều hơn: Cổ nhân có câu “Con khóc mẹ mới cho bú”. Nếu bạn muốn có nhiều hơn cái được quy định trong thư mời làm việc, bạn phải lên tiếng yêu cầu.
• Hãy viết đề nghị về những mong muốn của bạn: Chỉ khi nào bạn viết các đề nghị về những mong muốn của bạn, khi đó mới được coi là các đề nghị chính thức. Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ gọi cho bạn trước và trao đổi về thư mời làm việc qua điện thoại. Hãy thể hiển sự vui mừng của bạn và bạn phải chắc chắn đề nghị thư mời làm việc chính thức. Thư mời làm việc được in ra sẽ bảo đảm cả hai bên đều thấu hiểu các điều kiện được đưa ra trong đó.
Nên và không nên trong đàm phán lương
2
Những điều không nên làm
• Đừng bao giờ yêu cầu về lương trước khi bạn nhận được thư mời làm việc: Hãy nhớ rằng, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ khám phá ra vì sao họ muốn tuyển bạn. Mục tiêu của bạn lúc này là cho họ thấy giá trị của bạn đối với công ty của họ. Chỉ sau khi họ quyết định tuyển bạn, lúc đó bạn mới được nói về lương và các phúc lợi khác.
• Đừng bao giờ nói “Đồng ý” ngay sau khi nhận được thư mời làm việc: Ngay cả khi bạn rất phấn khích với thư mời làm việc cũng đừng bao giờ trả lời “Đồng ý” ngay lập tức. Không trả lời ngay sẽ cho bạn có thêm thời gian để nghĩ về chiến lược đàm phán.
• Đừng chỉ có tập trung vào mỗi việc nói về mức lương mong muốn: Nếu họ không thay đổi nhiều về mức lương mà bạn mong muốn, hãy cân nhắc yêu cầu một vài mục khác trong bản danh sách của bạn. Hãy bảo đảm rằng việc thảo luận diễn ra theo chiều hướng tích cực và mang tính xây dựng. Nếu họ đồng ý, hãy yêu cầu một thư mời làm việc khác với các điều kiện vừa mới đạt được.
• Đừng quên thể hiện niềm vui và sự phấn khởi khi bạn nhận được thư mời làm việc: Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng về niềm vui của bạn khi nhận được thư mời làm việc. Thể hiện điều đó với một thái độ tích cực
Leave a Reply