5 bí quyết hay giúp bạn vượt qua tuần thử việc đầu tiên
Sếp của bạn là người làm việc trực tiếp với bạn, là người cho bạn định hướng trong công việc và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển nghề
1
Tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp và văn hóa công ty
Bạn cần dành thời gian tìm hiểu hoạt động của công ty, các đặc trưng của văn hóa công ty, làm quen với đồng nghiệp xung quanh. Mối quan hệ tốt đẹp với họ sẽ vô cùng quý báu đối với bạn, một người còn lạ nước lạ cái ở một doanh nghiệp lớn có nhiều mối quan hệ công việc đan xen với nhau. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các ấn phẩm giới thiệu về công ty, báo chí, lên mạng tìm thông tin hay hỏi các nhân viên thâm niên của công ty.
2
Cởi mở và thân thiện
Đây là điều cực kỳ quan trọng của một ứng viên mới. Hãy thể hiện sự thân thiện và dễ tiếp cận khi người khác muốn giao tiếp với bạn. Nhưng đừng vì thế mà bạn thổ lộ thông tin về mình quá sớm vào những ngày đầu tiên. Nếu gặp khó khăn ban đầu, bạn đừng ngại nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Phần lớn mọi người sẵn sàng cho các tân binh như bạn những lời khuyên và trợ giúp khi bạn gặp khó khăn.
3
Khiêm tốn và học hỏi từ đồng nghiệp
Bạn đừng để người khác nghĩ rằng bạn là “ngựa non háu đá” nhé. Dù bạn có những thành tích nổi bật như thế nào đi nữa, bạn nên khiêm tốn và đừng tỏ ra mình giỏi trước người khác. Nếu bạn tỏ ra thích học hỏi và biết lắng nghe lời khuyên của đồng nghiệp, họ sẽ không nề hà hướng dẫn cho bạn đâu.
4
Nắm bắt phương thức quản lý của sếp
Sếp của bạn là người làm việc trực tiếp với bạn, là người cho bạn định hướng trong công việc và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Vì vậy bạn cần hiểu được phong cách quản lý của sếp để làm việc “ăn rơ” với sếp. Chẳng hạn, nếu sếp bạn là người rất chú trọng đến chi tiết, bạn cần để mắt nhiều hơn khi làm báo cáo gửi cho sếp: kiểm tra câu cú, chính tả, cách trình bày… Còn nếu sếp bạn chú trọng đến giờ giấc làm việc, thì bạn đừng bao giờ đi trễ về sớm nhé.
5
Trung thực là vàng
Bạn đừng ngại khi mình phạm lỗi trong những ngày đầu làm việc, vì không ai bắt bạn phải hoàn hảo từ những buổi chân ướt chân ráo này đâu. Nếu phạm lỗi, hãy thành thật nhận đó là trách nhiệm của mình và đừng đổ thừa vì lý do này nọ. Điều quan trọng là bạn sẽ tìm ra giải pháp để khắc phục lỗi lầm đã xảy ra.
Leave a Reply